Tìm hiểu quy trình Xử lý nước thải giặt là công nghiệp

Nước thải giặt là có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường

Xử lý nước thải giặt là nếu không đúng quy trình sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường và sức khỏe con người. Vậy nên, tất cả các chuyên gia đều khuyến khích người dân có sự tìm hiểu nhất định về nước thải giặt là và cách xử lý nó.

Nước thải giặt là hình thành từ các nguồn phát sinh như giặt sấy gia đình, giặt sấy công nghiệp. Cụ thể là xuất phát từ việc các hộ gia đình, đơn vị kinh doanh sử dụng xà phòng, soda hay những chất tẩy để loại bỏ dầu mỡ và các vết bẩn trên áo quần. 

Những tác động ảnh hưởng từ nước thải 

Trước khi đi chi tiết về quy trình xử lý nước thải giặt là, hãy cùng xem nó có tác động thế nào đến môi trường và con người nhé! 

Nước thải giặt là có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường
Nước thải giặt là có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường

Về cơ bản, trong nước thải giặt là có chứa nhiều hóa chất tẩy điểm. Các chất tạo bọt, cặn, xà phòng cũng nằm trong thành phần của nước thải. Nếu như việc xử lý nước thải giặt tẩy không được giải quyết triệt để nó sẽ mang lại nhiều hậu quả khôn lường:

  • Thứ nhất, nước thải giặt là ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước được thải vào. Tất cả các loài thủy sinh, vi sinh vật sẽ bị hủy hoại nguồn sống một cách nghiêm trọng.
  • Dẫn đến ô nhiễm đất gần khu vực nước thải chảy qua
  • Ảnh hưởng đến không khí và môi trường sống của các cư dân.
  • Khi mùi hôi thối của nước thải bốc lên sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Thậm chí, nhiều người còn mắc các loại bệnh liên quan đến đường hô hấp khi hít phải mùi đó.

Đọc thêm: 

Thành phần trong nước thải giặt là

Muốn có cách xử lý nước thải giặt là tốt thì bạn cần phải hiểu căn nguyên của nó. Trong nước thải giặt là, nó chủ yếu gồm có các chất dùng cho mục đích tẩy trắng và làm sạch quần áo. Thành phần chính của nó gồm có chất tẩy trắng, chất tăng bọt, chất hoạt động trên bề mặt và các cặn.

Trong nước thải giặt là có chứa nhiều thành phần độc
Trong nước thải giặt là có chứa nhiều thành phần độc

Chất hoạt động trên bề mặt trong nước thải giặt là gồm có:

  • Amoniac: Chất này mang điện tích âm và có sự liên kết chặt chẽ với những thành phần kỵ nước.
  • Cationic: Chất mang điện tích dương. Nó cũng có sự kết nối liền mạch với các thành phần kỵ nước
  • Chất lưỡng tính: ion lưỡng cực được tạo nên từ các phân tử
  • Non – lonic: Gồm có những chất không ion hóa khi tiếp xúc với nước.

Xem thêm: Mách bạn dịch vụ giặt ủi Sơn Trà Đà Nẵng giá rẻ uy tín

Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải giặt là

Quy trình xử lý nước thải giặt là như sau:

Bước 1: Tại bể thu gom, bể điều hòa

Nước thải được thải ra từ quá trình giặt là sẽ được dẫn về bể thu gom. Tại bể thu gom, nước sẽ được bơm đầy lên bể điều hòa. Lúc này, bể điều hòa chịu trách nhiệm chính là giải quyết các vấn đề liên quan đến ổn định lưu lượng và tính chất của nước thải. 

Bể thu gom nước thải ở các đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý nước thải giặt là
Bể thu gom nước thải ở các đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý nước thải giặt là

Thông thường, bể điều hòa sẽ được thiết kế thêm phần hệ thống thổi khí, máy trộn. Mục đích chính của nó trong quá trình xử lý nước thải giặt là là xáo trộn dòng thải, oxy hóa chất hữu cơ. Đồng thời, nó cũng hạn chế được tối đa trường hợp vi khuẩn phát sinh khi bị kỵ khí. Bể điều hòa cũng đảm nhận vai trò là bể chứa nước thải khi hệ thống cần bảo trì. Nước sẽ được giữ ở bể và dẫn qua bể keo tụ tạo bông.

Xem thêm:

 Bước 2: Ở bể keo tụ tạo bông

Nước thải ở trạm trộn bê tông này thường chứa một lượng chất rắn lơ lửng quá lớn. Do đó, nhất thiết phải có bể keo tụ tạo bông. Tại đây, nước thải thường sẽ được hòa trộn cùng với các hóa chất keo tụ, trợ keo tụ. Tất cả những hợp chất lơ lửng ở trong nước thải sẽ đồng thời kết cụm với nhau. Từ đó, chúng tạo thành các hạt có kích thước lớn và dễ lắng xuống.

Bể keo tụ tạo bông được ứng dụng rộng rãi
Bể keo tụ tạo bông được ứng dụng rộng rãi

Nước thải sẽ được bơm vào trong ngăn khuấy trộn và được keo tụ bởi các hóa chất keo tụ. Motor cánh khuấy lúc này sẽ điều chỉnh ở tốc độ nhanh, hóa trộn hóa chất. Nước thải lúc này sẽ được dẫn sang ngăn tạo bông. Lúc này, hệ thống hóa chất sẽ tiếp tục bổ sung chất trợ keo tụ. Motor cánh sẽ tiếp tục điều chỉnh về mặt tốc độ để quá trình tạo bông diễn ra thuận lợi hơn.

Khi kết thúc quá trình này, nước thải và bông cặn sẽ được dẫn đến bể lắng 2.

Bước 3: Ở bể lắng 2

Các bông cặn lớn sẽ bị lắng xuống dựa trên trọng lực. Phần cặn lắng nằm dưới đáy bể sẽ được đưa sang phía bể xử lý bùn và xử lý nước thải giặt là định kỳ. Bộ phận đảm nhiệm chứa nước sau bể lắng là bể trung gian. Vừa chứa nước vừa thực hiện chức năng lọc áp lực và loại bỏ các chất rắn trong bể lắng.

Bước 4: Bể lọc áp lực

Các cặn còn lại trong quá trình xử lý nước thải giặt là sẽ được đưa đến bể lọc này. Các vật liệu có trong bộ lọc này như cát thạch anh, than hoạt tính sẽ đảm nhận nhiệm vụ lọc cặn. Sau khi hoàn tất quá trình lọc cặn, nước sẽ được đưa sang bể khử trùng.

Hình ảnh bể lọc áp lực
Hình ảnh bể lọc áp lực

Ở bể khử trùng, các vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong nước thải sẽ được loại bỏ hoàn toàn bằng chlorine. Nước sau khi xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn quy định an toàn. Phần bùn, cặn còn sót lại sẽ được xử lý bông cặn trong bể lắng 2 của quy trình.

Ngoài phương án xử lý nước thải giặt là theo quy trình trên, nhiều chuyên gia cũng khuyến khích người dùng bổ sung thêm vi sinh vật trong nước. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình oxy hóa và phân hủy được chất tẩy rửa độc hại có trong nước thải giặt là.

Trên đây là chi tiết quy trình xử lý nước thải giặt là công nghiệp. Ở mỗi một bước của quy trình đều có các bộ phận đảm nhận nhiệm vụ riêng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận để chúng tôi giải đáp cho bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Open chat
WhatsApp
Hello
Can we help you?